Chắc hẳn trong cuộc đời ai cũng đã từng ít nhất một lần thử thay đổi không gian nội thất của mình. Bạn đã bao giờ ngẫm lại rốt cuộc mình đã thực hiện bao nhiêu lần biến đổi nhà cửa và những ý tưởng mới xuất phát từ đâu? Nhưng cho dù là thay đổi về cách bố trí đồ nội thất, sơn lại tường hay thêm đèn chiếu sáng,… sau khi lặp đi lặp lại những điều đó quá lâu trong một không gian, rất có thể bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và không có chút ý tưởng mới nào cho không gian cũ kỹ của mình
TRƯỚC TIÊN HÃY XEM CÁCH CHÚNG TA CẢM NHẬN MÀU SẮC
Trên thực tế, không gian môi trường bên trong ngôi nhà đóng một vai trò rất lớn trong cách chúng ta cảm nhận và nó cũng có phần ảnh hưởng đến các hành xử, tâm trạng của chủ nhân ngôi nhà, nhất là khi chúng ta đã sống trong bối cảnh xã hội mới – ở nhà nhiều hơn ra ngoài. Việc làm sao để có thể dành hết thời gian ở trong mà không những không bị nhàm chán còn tạo ra nhiều cảm hứng ý tưởng mới là điều nhiều người quan tâm. Và câu trả lời của chúng tôi trong bài viết này là: Không gian nội thất xanh.
Nhiều bài viết đã đề cập đến chủ đề màu sắc thay đổi nhận thức về không gian nội thất; màu sáng sẽ mở rộng phòng trong khi màu tối sẽ nén không gian làm cho chúng có cảm giác nhỏ hơn. Đây cũng là một trong những cách thức mà các KTS truyền đạt một tâm trạng cụ thể của mình hoặc họ muốn tạo ra nét nghệ thuật ảo giác. Nhìn chung, dựa vào cách chọn màu sáng tối có ảnh hưởng rất nhiều đến cách mọi người cư xử trong không gian đó.
Về lý thuyết, mắt và não người chuyển ánh sáng phản xạ trên một vật thể thành màu sắc. Võng mạc trong mắt chúng ta có các thụ thể nhạy cảm với màu xanh lam, xanh lục và đỏ, và chịu trách nhiệm nhận biết màu sắc. Sự kết hợp và biến đổi của ba màu này tạo ra quang phổ màu có thể nhìn thấy mà vốn dĩ chúng ta đều đã quen thuộc. Sau đó, bộ não con người tạo ra mối liên hệ giữa màu sắc mà nó đang nhìn thấy với bối cảnh mà nó đã quen nhìn thấy, hai điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức tâm lý về màu sắc.
Tâm lý màu sắc là nghiên cứu về màu sắc, sắc thái màu và ảnh hưởng của chúng đối với hành vi của con người. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Kurt Goldstein (Nhà thân kinh học và bác sĩ tâm thần nổi tiếng người Đức) những màu có bước sóng dài hơn như vàng, đỏ và cam có tính kích thích hơn so với những màu có bước sóng ngắn (như màu xanh lá cây, xanh lam), gợi lên sự bình tĩnh và thanh thản. Tuy nhiên, cách con người cảm nhận màu sắc khác nhau còn do một số yếu tố khác nữa như sự khác biệt về văn hóa, vị trí địa lý, hoặc có thể là tuổi tác,…
VẬY THÌ, MÀU XANH LÁ CÂY CHỦ YẾU ĐƯỢC CẢM NHẬN LÀ GÌ?
MÀU XANH LÁ CÂY ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT
Đối với thiết kế không gian nội thất, các KTS đã tìm ra một số cách để ứng dụng màu xanh lá cây. Ngoài việc sơn tường màu xanh, ngày nay các KTS đã mang màu xanh vào trong không gian nội thất bằng xu hướng Biophilia (Thiết kế xanh hay thiết kế sinh học) như một nguồn cảm hứng quan trọng. Xu hướng này hiện nay hoàn toàn không thể thiếu trong việc thúc đẩy hạnh phúc, sức khỏe và đem lại cảm giác thoải mái khi kết hợp giữa cây xanh tự nhiên vào trong công trình thiết kế nội thất của họ.
Về sự phối hợp màu sắc, xanh lá là màu có thế kết hợp linh hoạt tốt với nhiều màu sắc trung tính như nâu, xám – những màu sắc được thấy nhiều trong các trung tâm thương mại hay khu chung cư nhà ở. Mặc dù xanh lá cây được coi là một tông màu lạnh nhưng dải màu rộng của nó cho phép tương phản tốt với các tông màu ấm như vàng và cam. Ngoài ra, màu đỏ và xanh lá cây tuy là màu đối lập nhau trên bảng màu sắc nhưng chúng vẫn có thể bổ sung cho nhau một cách tự nhiên nếu bạn có ý tưởng muốn tạo ra một không gian tương phản và độc đáo.